Sau khi gọi điện cấp cứu, và cung cấp đầy đủ thông tin xong. Trong lúc chờ xe cấp cứu đến, chúng ta cần làm gì?
Cơ bản, chúng ta cần làm tốt công việc sơ cứu, hoặc chuẩn bị trước. Như vậy sẽ có thể làm tăng cơ hội sống của người bị nạn.
Trong lúc chờ xe cứu thương/ xe cấp cứu/ nhân viên y tế
Nên đứng ở vị trí dễ thấy nhất có thể (ban công, ngoài cửa, đầu hẻm,…). Và nên giơ tay lên làm tín hiệu khi nghe thấy tiếng còi của xe cấp cứu, hoặc thấy đèn. Nếu sau 20 – 30 phút mà không thấy gì hết, thì nên gọi điện lại để xác định được vị trí của xe cấp cứu đã đi đến đâu rồi!
Để tiết kiệm thời gian, thì cần dọn sạch những chướng ngại vật trên đường đi hoặc hành lang được dùng để đưa người bị nạn ra xe cấp cứu.
Giúp người bị nạn ổn định tâm trạng, có thể thở bình thường.
Nên chuẩn bị trước viện phí (vì bệnh viện họ cũng không thể là gì nếu mình không đóng viện phí). Chuẩn bị giấy tờ tùy thân, và THẺ BẢO HIỂM của người bệnh.
Nếu nạn nhân ở trạng thái hôn mê, nên chuyển tư thế của nạn nhân sang kiểu nằm nghiêng hồi sức và cởi cúc áo cổ ra. (với nạn nhân nữ thì cởi luôn áo ngực càng tốt, nhưng hơi nhạy cảm =.=)
Nếu người bị nạn ngừng thở, tim ngừng đập (lúc này rất dễ hoảng loạn). Mình cần phải tiến hành ép tim ngoài lồng ngực, và hô hấp nhân tạo. Nếu người bị nạn bị gãy xương, thì phải giữ nguyên tư thế, không nên di chuyển. Một số trường hợp khi di chuyển, chỗ xương gãy làm đứt động mạch chủ gây nguy hiểm hơn.
Khi xe cấp cứu/ cứu thương/ nhân viên y tế đến
Khi xe cấp cứu đến, cần tích cực phối hợp để tiến hành sơ cứu tại hiện trường. Cung cấp các vật dụng cần thiết mà nhân viên y tế yêu cầu. Phối hợp cùng nhân viên y tế để đưa người bị nạn lên xe cứu thương.
Trường hợp bị ngộ độc thuốc, thì phải mang theo loại thuốc nghi là có khả năng bị uống nhầm tới bệnh viện.
Trường hợp bị đứt lìa bộ bận của cơ thể (chân, tay, chim…) thì khi xe cấp cứu đến cũng phải mang theo những bộ phận này đi cùng. (nên bỏ trong thùng đá lạnh nhưng tránh tiếp xúc nước để bảo quản).
Hết sức bình tĩnh nghe theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Trường hợp tình trạng bệnh nhân khá nặng, hoặc phức tạp, nhân viên y tế có thể sẽ yêu cầu chờ tình trạng ổn định hơn rồi mới di chuyển nạn nhân đến bệnh viện. Người nhà cần phải phối hợp với nhân viên y tế trong trường hợp này.
Trường hợp gặp tai nạn giao thông trên đường, biết là người dưng nước lã, nhưng mình cũng cần phải gọi điện cho cấp cứu để báo, và đợi xe cấp cứu đến mới được đi. (phúc đức lắm, nên đừng làm ngơ nha các bạn)
Trong tủ thuốc gia đình rất nên có những loại sau:
- Cồn iot (dùng để sát trùng)
- Oxy già
- Nhiệt kế
- Băng dán cá nhân (Urgo)
- Dầu gió
- Bông, gạc các kiểu
- Bông tăm
- Băng cầm máu
- …v.v…